Trường Thành Logistics chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu Máy Móc, Dây chuyền cho kho xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, dự án, nhà thầu,... thời gian thông quan nhanh gọn, thủ tục giám định, đồng bộ, kiểm định an toàn,...
Doanh nghiệp của bạn đang muốn làm thủ tục nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị từ nước ngoài? Vậy để thực hiện, doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị những gì?
Để biết chính xác những thông tin cho hoạt động này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trường Thành Logistics, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu Máy Móc, Dây chuyền cho kho xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, dự án, nhà thầu..
Với thời gian thông quan nhanh gọn, thủ tục giám định, đồng bộ, kiểm định an toàn,... Trường Thành Logistics sẽ làm hài lòng mọi nhu cầu của doanh nghiệp bạn.
Phân loại khái niệm
Khái niệm về máy móc, dây chuyền, thiết bị
Máy móc, thiết bị, dây chuyền là những tài sản hữu hình, được sử dụng để sản xuất, tạo ra sản phẩm nhất định cho người chủ sở hữu.
Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.
Dây chuyền là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt, kết nối liên hoàn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy trình công nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất.
Phân loại khi nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị
Máy móc, dây chuyền, thiết bị thường được phân loại theo những tiêu chí như sau:
Theo lĩnh vực sử dụng: Máy trong lĩnh vực nông nghiệp, máy trong lĩnh vực công nghiệp, máy trong lĩnh vực giao thông vận tải, máy trong lĩnh vực y tế,...
Theo hình thức của từng loại: Được chia làm hai loại là mới và đã qua sử dụng.
Theo đặc điểm sử dụng, tính chất công việc: Máy chuyên dùng và máy thông thường.
Máy chuyên dùng là máy được sử dụng vào các công việc có tính chất đặc thù, chuyên biệt, giao dịch không phổ biến thậm chí là phải có giấy phép mới được sở hữu và sử dụng
Máy thông thường là các loại máy phổ biến, thường là máy trong đời sống dân dụng như máy bơm nước hộ gia đình, máy cưa cầm tay, máy khoan cầm tay...
Tìm hiểu về mã HS của máy móc, thiết bị, dây chuyền
Công ty nên sử dụng bảng mã HS trong chương 84 và 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu làm điểm khởi đầu để xác định mã HS cho máy móc nhập khẩu mới 100%.
Chủ sở hữu sản phẩm phải cung cấp các thông tin chi tiết sau để quyết định mã HS của máy móc sản xuất:
+ Tên máy (tên thương mại tiếng Anh hoặc tiếng Việt): Ví dụ: máy ép, máy ép phay, máy cắt ..
+ Cơ khí, nông nghiệp và lâm nghiệp là những ví dụ của các ngành dịch vụ.
+ Những hoạt động nào đang được thực hiện? Ví dụ như điện và xăng...
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Điều kiện nhập khẩu
Tuổi đời thiết bị không được vượt quá 10 năm. Tuổi của các thiết bị cũ nhập khẩu đã được quy định rõ tại Phụ lục I của Quyết định 18/2018/QĐ-TTg. Theo đó:
Tuổi thiết bị = Năm nhập khẩu - Năm sản xuất.
Trong trường hợp tuổi của máy móc đã vượt quá số năm trong quy định nhưng hiệu suất làm viêc vẫn đạt ít nhất là 85% so với hiệu suất ban đầu và doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất trong nước thì vẫn được nhập khẩu.
Các loại máy móc được sản xuất theo quy chuẩn sau
+ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và mức tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường.
+ Nếu như không có tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến máy móc, thiết bị bắt buộc phải được sản xuất theo chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia hoặc đáp ứng tiêu chuẩn của các nước là thành viên của khối G7
HS code máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng
Việc xác định mã HS code đối với mặt hàng nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy định và chính sách áp dụng, đồng thời hiểu được nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng đó.
Cụ thể, với máy móc, thiết bị cũ, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS thuộc chương 84 và 85.
+ Chương 84: Mã HS code của mặt hàng nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí.
+ Chương 85: Mã HS code của máy điện, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo âm thanh và hình ảnh, truyền hình.
Hồ sơ cần có để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng
+ Hồ sơ nhập khẩu theo quy đinh của Luật Hải quan.
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có đóng dấu của doanh nghiệp.
+ Giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, có nêu rõ năm sản xuất và tiêu chuẩn của thiết bị, máy móc.
+ Nếu như trong trường hợp máy móc đã có số tuổi vượt mức quy định nhưng vẫn có hiệu suất trên 85% thì doanh nghiệp cần nộp thêm văn bản chấp thuận việc nhập khẩu máy móc cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị chưa qua sử dụng
Máy móc, thiết bị, dây chuyền chưa qua sử dụng là các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền chưa đi vào vận hành, khai thác; có tem mác đầy đủ, chưa qua sử dụng lần nào và có năm xuất xưởng không quá lâu.
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị chưa qua sử dụng sẽ được căn cứ vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Kiểm tra chất lượng đối với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền
Không phải tất cả các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền đều được yêu cầu kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần theo dõi sát các thông tin, nghị định để biết chính xác mặt hàng đang nhập khẩu có nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng hay không.
Bộ hồ sơ để thực hiện kiểm tra chất lượng thường bao gồm:
+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract);
+ Bản liệt kê hàng hóa, đóng gói (Packing List);
+ Hóa đơn thương mại (Invoice);
+ Vận đơn (B/L);
+ Các chứng thư chất lượng;
+ Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra;
+Bản đăng ký kiểm tra chất lượng;
+ Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan.
Thủ tục khai báo hải quan khi nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị
+ Đơn đăng ký giám hộ độ tuổi của thiết bị, máy móc nhập khẩu,
+ Commercial Invoice
+ Packing list
+ Bill of lading
+ Tờ khai hải quan hàng nhập
+ Hóa đơn cước vận chuyển đường biển
+ Giấy minh chứng thiết bị chưa sử dụng 10 năm, nếu hải quan cần
+ Để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu thì cần chứng nhận xuất xứ.
Doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ hồ sơ ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, bao gồm:
+ Đối với thiết bị đã qua sử dụng của dự án mua lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này: Nhập khẩu vào Sổ đăng ký dự án phải nhập khẩu 01 thiết bị đã qua sử dụng ban đầu và 01 bản sao hợp lệ Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Trong những trường hợp đó, máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu (ví dụ như trường hợp được phép đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp theo quy định của Luật Đầu tư).
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, vui lòng liên hệ với Trường Thành Logistics để được hỗ trợ.
Trường Thành Logistics - Vận chuyển hàng quốc tế chuyên nghiệp, uy tín
Hotline: 0915 36 38 39
Trụ sở: Tầng 26, Tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Email: sale@truongthanhjsc.com
info@truongthanhlogistics.com
Website: www.truongthanhlogistics.com
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
Địa chỉ: P. A210, dãy nhà A, Tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Quận Hải An, Hải Phòng, Việt Nam.
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 27 Nguyễn Bá Lân, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
Phòng 41 tầng 4 tòa nhà Casanova số 85 Nguyễn Sơn, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh