Tư vấn hỗ trợ thủ tục nhập khẩu Nhôm Định Hình trọn gói!
Nhôm là một trong những nguyên vật liệu sản xuất ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, chúng ta dễ dàng bắt gặp vô cùng nhiều các sản phẩm được làm từ nhôm. Đa dạng mẫu mã, màu sắc, hình dáng.
Hiện nay nhu cầu nhập khẩu nhôm cũng tăng lên rất nhiều, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu của mặt hàng này.
Có rất nhiều sản phẩm từ nhôm trên thị trường, nhưng dưới đây chúng ta chỉ đưa ra dẫn chứng hình ảnh cho những loại cơ bản: các loại ống/thanh nhôm và nhôm định hình.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng” mã số QCVN16/2017/BXD ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ xây dựng quy định: Các sản phẩm Nhôm và Hợp kim Nhôm định hình, thuộc danh mục “Vật liệu xây dựng” phải làm Chứng nhận hợp quy.
Để kiểm tra mặt hàng mình nhập khẩu có thuộc danh mục hàng cần làm Chứng nhận hợp quy hay không, chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của hàng, mục đích chính của sản phẩm khi nhập khẩu về.
Đối với các sản phẩm không thuộc Danh mục “Vật liệu Xây dựng” , chúng ta tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như các sản phẩm thông thường, quy trình đã được nhắc đến rất nhiều lần. Trong bài viết này chúng ta chỉ đi sâu về quy trình làm hàng đối với sản phẩm thuộc danh mục “Vật liệu xấy dựng”.
Bước 1: Xác định bản chất của Sản phẩm, Hs code.
Nhôm Định hình được phân vào nhóm 7604:Nhôm ở dạng thanh, que và hình. Tủy thuộc vào bản chất của sản phẩm là Nhôm hợp kim hay nhôm không hợp kim, hình dáng sản phẩm .. sẽ có mã hs code riêng cho từng loại.
Thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% hoặc 10% tùy từng mã HS. Nên lưu ý về các form C/O để được hưởng thuế nhập khẩu theo các hiệp định kinh tế.
Bước 2: Khai báo hải quan
Bước 3: Đăng ký chứng nhận Hợp quy cho mặt hàng Thanh nhôm và nhôm định hình.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy chứng nhận Đăng ký Hợp quy và kiểm tra chất lượng sản phẩm (Theo mẫu) : 02 bản gốc
- Công văn Đề nghị mang hàng về bảo quản, có địa chỉ kho bãi cụ thể : 02 bản gốc
- Công văn cam kết với Đơn vị chứng nhận Hợp quy về việc mang hàng về kho bảo quản: 02 bản gốc
- Bộ hồ sơ nhập khẩu: 01 bản sao y, bao gồm:
+ Tờ khai hải quan
+ Invoice, Packing list, Hợp đồng, Bill Of Lading.
+ Chứng từ liên quan đến sản phẩm nhập khẩu.
Bước 4: Giải phóng hàng về kho bảo quản
Sau khi đăng ký chứng nhận Hợp quy, nộp đơn đăng ký đã có số xác nhận của cơ quan đăng ký cùng Công văn mang hàng về kho bảo quan, bộ hồ sơ nhập khẩu để giải phóng hàng.
Thông báo bên đăng ký chứng nhận hợp quy để mang hàng đi thử nghiệm.
Bước 5: Thông quan hàng
Thông thường sau 7 ngày, bên đăng ký sẽ ra chứng thư tam thời, dùng bản này để bổ sung hồ sơ hải quan, thông quan cho lô hàng, hoàn tất thủ tục.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký, Doanh nghiệp sẽ nhận được chứng thư gốc.
Một điểm lưu ý thêm đối với Doanh nghiệp khi nhập khẩu các sản phẩm Nhôm định hình.
Theo Quyết định số 2942/ QĐ-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2019, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Tại thời điểm hiện tại, hàng hóa bị áp thuế chống bán phá giá chính thức được phân loại theo các mã HS code: 7604.10.10 ; 7604.10.90; 7604.21.90; 7604.29.10; 7604.29.90. Mức thuế và danh sách các công ty bị áp thuế chống bán phá giá được thể hiện cụ thể trong quyết định số 2942/QĐ-BTC.
Trường Thành Logistics là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực giao nhận vận tải tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đầy đủ và toàn diện các dịch vụ và giải pháp tốt nhất trong lĩnh vực logistics . Với hệ thống các đại lý ở khắp các nước trên thế giới cùng với 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho doanh nghiệp bạn những dịch vụ tốt nhất và thời gian vận chuyển nhanh nhất .
Tuyết Trinh – Trường Thành Logistics
Hãy gọi ngay nếu bạn cần tư vấn!
Hotline : 0973 559 523 (EMS/ ZALO)
Email: Tuyettrinh@truongthanhjsc.com