Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế hay bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế bằng đường biển là loại hình bảo hiểm mà bên cung cấp bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm là hàng hoá trong quá trình vận chuyển quốc tế bằng đường biển.
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế hay bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế bằng đường biển là loại hình bảo hiểm mà bên cung cấp bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm là hàng hoá trong quá trình vận chuyển quốc tế bằng đường biển.
Vậy bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế đóng vai trò gì, thủ tục đăng ký, yêu cầu bồi thường ra sao? Đâu là đơn vị đảm nhiệm việc hỗ trợ các hồ sơ về bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế?
Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Trường Thành Logistics.
Vì sao cần tới bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế?
Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế là phần không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bảo hiểm hàng hoá quốc tế sẽ có những vai trò đáng kể như:
+ Là người bạn đồng hành của hàng hoá được vận chuyển: Hàng hoá quốc tế sẽ phải trải qua một chặng đường dài từ điểm xuất phát tới điểm đến. Trong hành trình di chuyển, người chủ quản không phải lúc nào cũng đi theo để giám sát, bảo đảm.
Vì vậy, những kiện, container hàng hoá cần một người “bạn đồng hành” trên suốt chặng đường. để có thể chia sẻ gánh nặng, rủi ro khi không may gặp sự cố bất ngờ.
+ Chia sẻ gánh nặng rủi ro khi không may xảy ra tổn thất: Rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão tố, lốc xoáy, sóng thần…. là điều không thể lường trước.
Vì vậy để chia sẻ gánh nặng, hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy đến, hàng hoá cần được bảo hiểm trên suốt chặng hành trình.
+ Giúp người gửi an tâm hơn: Đơn vị vận chuyển hàng hoá chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ hàng hoá trong một phạm vi nhất định.
Vì vậy để đảm bảo giảm thiểu mọi thiệt hại về hàng hoá trong những tình huống không ngờ tới, người chủ hàng nên trang bị bảo hiểm hàng hoá.
+ Xu hướng phát triển chung: Bảo hiểm hàng hoá đã có lịch sử rất lâu đời. Việc tham gia bảo hiểm hàng hoá cũng trở thành những điều “bất thành văn" trong hoạt động ngoại thương trên toàn thế giới.
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế được áp dụng theo những nguyên tắc nào?
Theo quy định chung, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế được áp dụng theo 5 nguyên tắc cơ bản như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lợi có thể được bảo hiểm là yếu tố để xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp có Quyền lợi được bảo hiểm khi hàng hóa được đặt vào tình thế phải chịu hiểm họa hàng hải và doanh nghiệp được bảo hiểm phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nếu hàng hóa đó được bảo toàn hay về đến bến đúng hạn và bị thiệt hại khi hàng hóa đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.
Nguyên tắc thứ hai: Tính trung thực
Thông thường khi giao kết hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế, doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể đánh giá chính xác hoàn toàn các rủi ro.
Bởi vậy khi giao kết hợp đồng, cả hai bên cần dựa trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi thông tin cần thiết.
Nguyên tắc thứ ba: Bồi thường
Về nguyên tắc, số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm nhận trong mọi trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà người đó gặp phải trong sự kiện bảo hiểm.
Nguyên tắc thứ tư: Thế quyền
Nguyên tắc thế quyền được thể hiện: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả.
Nguyên tắc thứ năm: Bảo hiểm rủi ro
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả doanh nghiệp mua bảo hiểm và bên bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy ra hay không.
Nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa đã về đến đích an toàn sẽ trở nên vô hiệu.
Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế tuân theo những điều kiện nào?
Bảo hiểm hàng hoá sẽ có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng hàng hoá, điểm đến, loại hình vận chuyển…
Những điều kiện cơ bản để xác định bảo hiểm hàng hoá đường biển quốc tế gồm:
Điều kiện thông thường:
+ Điều kiện loại A
Điều kiện bảo hiểm loại A được xác định gồm có các trường hợp:
Mất cắp, mất trộm.
Thiếu nguyên kiện.
Hoen gỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.
Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…
+ Điều kiện loại B
Rủi ro, thiệt hại trong điều kiện loại B được xác định khi:
Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.
Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.
Nơi để hàng bị nước tràn vào.
Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.
+ Điều kiện loại C
Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau:
Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm.
Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.
Cháy hoặc nổ.
Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh.
Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.
Hàng bị ném khỏi tàu.
Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.
Điều kiện đặc biệt
+ Chiến tranh
+ Đình công
Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế được xử lý theo quy trình nào?
Một số khái niệm cơ bản
Người mua bảo hiểm là người bán hàng hóa
Người thụ hưởng bảo hiểm là người mua hàng tại cảng đến
Điều kiện vận chuyển đường biển có liên quan đến bảo hiểm là CIP và CIF.
Điều kiện bảo hiểm là A, B hoặc C
Phí mua bảo hiểm khoảng 0.06 – 0.075% tính trên trị giá mua bảo hiểm
Trị giá mua bảo hiểm có thể là giá FOB hoặc giá CIF
Mọi quy định liên quan đến trách nhiệm và các điều khoản miễn trừ được quy định trong ICC 2009 (Institude Cargo Clauses)
Quy trình thực hiện bảo hiểm
-
Người được bảo hiểm thông báo tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm
-
Người mua bảo hiểm gửi thông báo tổn thất cho người bảo hiểm
-
Người bảo hiểm tiến hành giám định và xác định tổn thất nếu cần thiết, việc giám định sẽ được tiến hành ngay sau khi người nhận hàng thông báo có tổn thất hàng hóa. Quá trình giám định được thực hiện độc lập và chịu sự giám sát của người được bảo hiểm.
-
Người được bảo hiểm ký ủy quyền (POA – Power Of Attorney) cho người mua bảo hiểm tiến hành các thủ tục để yêu cầu bồi thường
-
Người mua bảo hiểm (người được ủy quyền) tiến hành gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa, cụ thể:
+ Ủy quyền của người được bảo hiểm cho người mua bảo hiểm
+ Thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm)
+ Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm) kèm bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa tổn thất được bảo hiểm
+ Invoice và packing list của lô hàng có mục hàng bị tổn thất.
+ Bill vận chuyển đường biển của lô hàng có mục hàng bị tổn thất
-
Sau khi lô hàng được giám định và xác định rõ số tiền được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm tiến hành gửi thông báo bồi thường và miễn trách, cụ thể chính là thông báo số tiền được bồi thường cho người mua bảo hiểm
Ngoài ra, công ty bảo hiểm sẽ gửi kèm thông báo bồi thường các giấy tờ khác như:
+ VAT invoice
+ Debit note
+ Endorsement note
+ Declaration for export
Mua bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển quốc tế nên tới địa chỉ nào?
Đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì bảo hiểm hàng hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Tại Trường Thành Logistics, chúng tôi cung cấp Bảo Hiểm hàng hóa cho hàng Xuất Khẩu - Nhập Khẩu, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bảo hiểm hàng hoá quốc tế, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Trường Thành Logistics theo địa chỉ sau:
Trường Thành Logistics - Vận chuyển hàng quốc tế chuyên nghiệp, uy tín
Hotline: 0915 36 38 39
Trụ sở: Tầng 26, Tháp A, tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Email: sale@truongthanhjsc.com
info@truongthanhlogistics.com
Website: www.truongthanhlogistics.com
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
Địa chỉ: P. A210, dãy nhà A, Tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Quận Hải An, Hải Phòng, Việt Nam.
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 27 Nguyễn Bá Lân, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 1, Khu B, Tòa nhà Topaz Garden, Số 4 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thanh, Tân Phú, Hồ Chí Minh